Taekwondo là gì? Tìm hiểu lịch sử hình thành và truyền bá của môn võ này. Đặc điểm và các hệ phái chính của võ Taekwondo.
Taekwondo là gì?
Taekwondo, Tae Kwon Do (Hán Việt gọi là Đài quyền đạo) là môn võ truyền thống của người Hàn Quốc. Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là “cước pháp”; Kwon nghĩa là “thủ pháp”; và Do có nghĩa là “đạo, con đường hay “nghệ thuật”). Do đó, taekwondo được người ta hiểu là một bộ môn nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân. Đến nay taekwondo là một trong số các môn võ phổ biến nhất trên thế giới và được đưa vào hệ thống các môn thể thao Olympic.
Nguồn gốc lịch sử ra đời môn võ taekwondo
Giới nghiên cứu lịch sử chỉ ra các nghệ thuật đấu võ bằng chân tay của người Cao Ly có thể bắt nguồn từ năm 37 trước Công nguyên. Các kỹ thuật chiến đấu cổ truyền của người Triều Tiên được tập luyện từ thời vương quốc SilLa ở phía Đông Nam bán đảo Triều Tiên 20 năm trước triều đại Cao Câu Ly.
Thời kỳ Cao Ly (918-1392), võ thuật Triều Tiên được biết nhiều với tên gọi là Subakhi và đã được khuyến khích tập luyện như một môn võ có giá trị cao. Sau này nó được các cuộc đấu Subakhi được tổ chức trên quy mô lớn có khán giả xem.
Thời vua Triều Tiên Chính Tổ (1777-1800) đã cho phát hành một bộ sách giáo khoa về phong tục và tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo. Trong cuốn sách có đề cập môn võ Subakhi được gọi là Taekkyon, tên gọi này tương đồng với Taekwondo ngày nay.
Môn võ Taekkyon đến thời gian này đã có nhiều thay đổi về kỹ thuật. Trong đó nhấn mạnh vào sử dụng kỹ thuật tay và chân.
Dưới thời Chosun và thời bị quân Nhật đô hộ, võ Taekkyon không còn thịnh hành mà chỉ còn là một hoạt động rèn luyện sức khỏe.
Phải tới năm 1945, sau khi giải phóng khỏi ách thống trị của người Nhật, người Triều Tiên mới tìm cách khôi phục lại môn võ cổ truyền của mình.
Trong 10 năm từ 1946 đến 1945, rất nhiều cá nhân trong nước đã dày công tìm tòi và mở lớp truyền bá môn võ cổ truyền này trong nhân dân.
Đến đầu năm 1955, tổng thống Hàn Quốc (nam Triều Tiên) ra chỉ thị thành lập một ủy ban mới với các tầng lớp trí thức, sử gia…. Ngày 11/4/1955, ủy ban này công bố tên gọi của môn võ thuật dựa trên nền tảng môn Taekkyon đã được hiện đại hóa mang tên TaeKwonDo.
Môn võ TaeKwonDo chính thức ra đời thay thế cho rất nhiều tên gọi khác trong dân gian trước đây như DangSoo, Gong Soo, Taek Kyon, Kwon Bup,…
Cuối tháng 9/1959, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập (tiền thân là Hiệp hội Tae Soo Do Triều Tiên). Từ những năm thập niên 1960, các võ sĩ Hàn Quốc bắt đầu truyền bá môn võ ra nước ngoài. Tháng 10/1963, Taekwondo lần đầu tiên trở thành môn thi đấu chính thức tại Đại hội Thể thao Quốc gia.
Ngày 22/3/1966, Liên đoàn Taekwondo quốc tế (International Taekwon-Do Federation – ITF) được thành lập với 9 thành viên sáng lập gồm Việt Nam Cộng hòa, Malaysia, Singapore, Tây Đức, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ai Cập và Hàn Quốc.
10 vị đại sư có xây dựng và truyền bá võ Taekwondo hiện đại:
- Lee Won Kuk từng là một môn sinh của Gichin Funakoshi, người sáng lập hệ phái Shotokan Karate. Sau này chính Lee Won Kuk là người sáng lập võ đường Chung Do Kwan, sau này trở thành Taekwondo quy mô nhất xứ sở kim chi.
- Chun Sang Sup cũng từng là môn sinh của Gichin Funakoshi – hệ phái Shotokan Karate. Chun Sang Sup là người sáng lập hệ phái Choson Yunmookwan Kwon Bop Bu. Từ đây các võ đường Jido Kwan và Han Moo Kwan đã được thành lập.
- Yun Byung In, người sáng lập hệ phái YMCA Kwon Bop Bu và sau này là võ đường Chang Moo Kwan.
- Choi Hong Hi tổ sư của hệ phái Chang Hon, người sáng lập võ đường Oh Do Kwan và cũng là sáng lập viên Liên đoàn Taekwondo quốc tế (ITF).
- Hwang Kee người có công sáng lập võ đường Moo Duk Kwan.
- Roh Byong Jick cũng là một cựu môn sinh của Gichin Funakoshi, hệ phái Shotokan Karate. Roh Byong Jick về sau là người sáng lập võ đường Song Moo Kwan.
- Nam Tae Hee, đồng sáng lập và huấn luyện viên trưởng đầu tiên của võ đường Oh Do Kwan do tổ sư Choi Hong Hi sáng lập.
- Jong Pyo Hong, người sáng lập võ đường Kang Duk Won, Kwon Bop Bu
- Park Chul Hee, đồng sáng lập võ đường Kang Duk Won, Kwon Bop Bu.
- Lee Yong Woo, người ó công sáng lập võ đường Jung Do Kwan.
Các hệ phái chính của môn phái Taekwondo
Taekwondo hiện đại thoát thai từ các hệ phái võ thuật truyền thống của Triều Tiên, vì vậy cũng có rất nhiều hệ phái khác nhau với những hệ thống quyền pháp khác nhau. Hiện trên thế giới, có hai hệ phái Taekwondo chính và quy củ nhất
Hệ phái Chang Hon
Chang Hon là hệ phái lớn đầu tiên của môn Taekwondo do đại võ sư Choi Hong Hi sáng lập từ năm 1954. Tên hệ phái được lấy theo tên đại sư Choi Hong Hi. Không nhiều người biết đây chính là hệ phái nền tảng của Liên đoàn Taekwondo quốc tế (năm 1966).
Đặc điểm kỹ thuật của môn võ Taekwondo hệ phái Chang Hon là mang nặng tính chiến đông có nhiều điểm tương đồng với quyền pháp Karate.
Hệ phái có 24 bài quyền và phân thành 10 cấp cùng 9 đẳng. Phần võ phục và thể lệ thi đấu gần tương tự như Karate. Khi thi đấu võ sĩ không mang áo giáp. Nguyên tắc khi ra đòn là dừng ở cự ly tối thiểu hoặc chỉ được chạm khẽ vào đối thủ.
Hệ phái Kukkiwon
Kukkiwon là hệ phái lớn nhất thế giới của môn võ Taekwondo. Hệ phái phát triển dựa trên hệ thống kỹ thuật và quyền pháp quy định kỹ thuật của Hiệp hội Taekwondo Hàn Quốc. Đây cũng là nền tảng của Liên đoàn Taekwondo thế giới.
Võ Taekwondo của hệ phái này mang tính hiện đại và thể thao nhiều hơn. Hệ phái cấm tuyệt đối các đòn thế nguy hiểm.
Hệ thống pháp quyền của hệ phái Kukkiwon gồm 25 bài quyền cùng với 8 cấp và 10 đẳng.
Võ phục của hệ phái này dùng loại áo cổ chữ V, tuân thủ thể lệ thi đấu mang tính thể thao. Các vận động viên bắt buộc mặc giáp và chỉ được phép tấn công vào phần mặc giáp của đối thủ.
Nguyên lý cơ bản trong Taekwondo
Về nguyên tắc tập luyện, Taekwondo dựa trên sự thống nhất giữa các yếu tố hơi thở, sự chuyển động, độ căng của cơ bắp và lý trí. Trong đó, yếu tố lý trí trong Taekwondo được đặt lên hàng đầu.
Lý trí trong môn võ này thể hiện ở tinh thần chiến đấu, tư tưởng phản kháng triệt để như phản kháng để kẻ thù không thể lấy lại sức mạnh phản công, triệt hạ một đối thủ trong khi vẫn có thể có những đối thủ khác.
Yếu tố thứ hai là hơi thở. Bản chất, Taekwondo sử dụng nhiều đòn chân. Do đó, hơi thở tác động vào các chuyển động của cơ thể khi ra đòn được uyển chuyển và nhịp nhàng.
Yếu tố quan trọng nữa là dứt điểm. Động tác dứt điểm trong võ Taekwondo chính là hội tự của 3 quá trình của 3 yếu tố sức mạnh – lý trí – tính đối kháng.
Các võ sinh rèn luyện lâu dài, gắn bó với taekwondo như hơi thở cuộc sống thì còn bị ảnh hưởng bởi các quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan…